Tôi tên Cẩm Xuyến, sau khi sinh vòng 1 của tôi thấy chảy xệ với như bị nhỏ lại khá nhiều. Giờ tôi muốn đi phẫu thuật nâng ngực nhưng không biết phẫu thuật nâng ngực chảy xệ có đau không và thực hiện như thế nào? Mong trung tâm giải đáp cho tôi. (Cẩm Xuyến, TP.HCM)
Bệnh viện thẩm mỹ KIM trả lời câu hỏi:
Bạn Cẩm Xuyến thân mến! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi phẫu thuật nâng ngực nội soi có đau không đến chuyên mục giải đáp khách hàng của Bệnh viện KIM, chuyên viên tư vấn xin trả lời bạn như sau:
Phẫu thuật nâng ngực chảy xệ có đau không?
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, phẫu thuật nâng ngực chảy xệ không gây đau nhiều như bạn tưởng tượng. Trên thực tế, sau khi phẫu thuật bạn sẽ cảm thấy sưng và đau vùng ngực trong khoảng, tuy nhiên với sự hỗ trợ của thuốc giảm đau nữa nên cảm giác này cũng sẽ nhanh chóng qua đi trong khoảng 1 tuần. Và tất nhiên, mức độ đau chỉ nhẹ và tùy vào cơ địa của từng người.
Quan trọng nhất là bác sĩ cần có tay nghề cao, kinh nghiệm và khả năng phân tích, đánh giá được mức độ chảy xệ của vùng ngực, từ đó chỉ định được cách thức, phương pháp khắc phục phù hợp nhất. Bên cạnh đó, cơ sở thực hiện cần trang bị các thiết bị, máy móc tối tân để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Phẫu thuật nâng ngực chảy xệ công nghệ nội soi mới tại Bệnh viện KIM hạn chế tối đa sưng đau và không để lại sẹo. |
Quy trình nâng ngực chảy xệ đúng chuẩn hạn chế đau đớn
Bước 1: Thăm khám và tư vấn trực tiếp với bác sĩ phẫu thuật cho bạn. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ chảy xệ hiện tại của bạn và phân loại mức độ chảy xệ theo 4 cấp.
+ Cấp 1: Mức độ nhẹ, núm vú nằm ngang chân ngực.
+ Cấp 2: Mức độ vừa. Núm vú cách chân ngực 1 – 2 cm.
+ Cấp 3: Mức độ nặng. Núm vú cách chân ngực 2 – 3 cm.
+ Cấp 4: Mức độ rất nặng. Núm vú cách chân ngực hơn 3 cm.
Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát để đảm bảo bạn có đủ sức khỏe thực hiện cuộc phẫu thuật.
Bước 3: Tùy cấp độ chảy xệ mà bác sĩ sẽ có những chỉ định cắt bỏ phần da, mô mỡ phù hợp nhất:
+ Bác sĩ rạch một đường mổ hình bán nguyệt nằm trên quầng vú
+ Đường mổ quanh quầng vú
+ Đường mổ vòng tròn chân núm vú
+ Đường mổ mỏ neo
Bước 4: Đặt túi ngực để làm tăng kích thước bộ ngực sau khi khắc phục chảy xệ và khâu lại. Trường hợp ngực lớn sẵn không cần bước này.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét